Cách ứng xử với đồng nghiệp trong doanh nghiệp

Nếu ở đồng nghiệp phát sinh vấn đề trong hành vi thì bạn hãy nói rõ cho anh ta biết anh ta cần phải thay đổi điều gì. Nếu người đó vẫn tiếp tục tái diễn thì tốt nhất là hãy nói

Những người khó ưa có nhiều thể loại và không có công thức hòa hợp riêng cho từng trường hợp. Những lời khuyên sau của Matte Brawn có thể giúp bạn cải thiện được mối quan hệ với phần lớn đồng nghiệp làm bạn không hài lòng. Đặc biệt, nó rất dễ thực hiện vì đều phụ thuộc vào những thay đổi từ chính bạn.

1. Hãy nhìn sâu hơn

Chẳng ai muốn đến công sở chỉ để làm hỏng việc của mình và “giày vò” người khác. Đây là kết luận của Giám đốc điều hành công ty tư vấn YSC Matte Brawn. Vì vậy, khi có chuyện không hài lòng xảy ra, bạn cần tìm hiểu tận gốc rễ của vấn đề. Nghĩa là làm rõ điều gì đã khiến đồng nghiệp có hành động như vậy, đâu là cái cớ và tại sao anh ta lại đang không ở trạng thái tâm lý tốt nhất?

2. Thay đổi cách nghĩ

Nếu như khi bước vào đàm thoại bạn trong đầu bạn đá xuất hiện ý nghĩ rằng đồng nghiệp của bạn là người khó ưa thì ngay lập tức bạn sẽ rơi vào thế đề phòng. Điều này làm gia tăng căng thẳng giữa bạn và đồng nghiệp, và không giúp ích gì cho công việc. Theo Mariela Sabati, Tổng giám đốc công ty Inspiring Potential, giải pháp hữu hiệu là bạn hãy thay đổi cách nhìn nhận vì có thể đồng nghiệp của bạn không phải là người thực sự khó ưa mà chỉ đơn giản là không giống bạn.

3. Thay đổi hành động

Khi gặp phải những đồng nghiệp “có vấn đề” thì cách đơn giản nhất để người đó hiểu bạn là bản thân bạn tự tìm hiểu xem người đó cần gì. Nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng tại sao bạn lại phải thay đổi trong khi vấn đề lại nằm ở phía họ thì bạn đã sai lầm. Bản chất của vấn đề là ở chỗ họ là vấn đề của bạn và nếu bạn muốn giải quyết vấn đề đó thì bạn phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các thay đổi xảy ra với bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi điều gì đó trong hành vi ứng xử của bản thân.

4. Giải quyết ngay vấn đề

Bạn gác vấn đề lại càng lâu thì nó càng trở nên khó giải quyết. Thông thường, chỉ cần một cuộc nói chuyện ngắn là đủ để giải quyết một vấn đề ngay tại thời điểm nó phát sinh. Vì vậy, đừng tránh tìm hiểu bản chất sự việc không hay với đồng nghiệp, thậm chí là với cả “sếp” của bạn

5. Giao tiếp đúng mực

Đa số mọi người đều phản ứng trước tình huống phức tạp bằng các thói quen giao tiếp hàng ngày của mình. Nhưng trên thực tế, điều này giống như đổ thêm dầu vào lửa. Vì vậy, thay vì trách móc người khác bạn hãy tìm hiểu xem văn phong giao tiếp của bạn khác với người đối thoại ở điểm nào và cố gắng thích nghi cho phù hợp.

6. Nếu bạn phải đưa một tin xấu thì hãy chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất

Phải thông báo một tin xấu cho người đồng nghiệp khó ưa là việc làm vô cùng khó khăn và không mấy thú vị. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể “triệt tiêu” những phản ứng phụ tiêu cực từ phía người được thông báo bằng cách cố gắng thẳng thắn trong hành động, dẹp bỏ tất cả những tình cảm cá nhân và tập trung vào việc chính.

7.Đừng tự thỏa mãn vì hành vi xấu

Bạn nên chấm dứt ngay thói quen “ra tay” giải quyết vấn đề của người khác, nếu không bạn sẽ còn gặp rất nhiều điều khó chịu. Bạn nên tránh không để bị lôi kéo vào việc tranh cãi của người khác vì dẫu người thắng là ai thì bạn vẫn luôn đứng cùng phía với người thua cuộc.

8. Hãy luôn nhất quán và “dễ hiểu”

Nếu ở đồng nghiệp phát sinh vấn đề trong hành vi thì bạn hãy nói rõ cho anh ta biết anh ta cần phải thay đổi điều gì. Nếu người đó vẫn tiếp tục tái diễn thì tốt nhất là hãy nói thẳng và nói ngay, đừng đợi đến lúc bạn chính thức trở thành “bị hại”.

9. Tập trung vào mục đích, bỏ qua cái tiểu tiết

Thông thường, vấn đề dễ nảy sinh nhất là khi thảo luận xoay quanh phương pháp thực hiện việc gì đó chứ không phải là việc cần thực hiện. Vì vậy, khi bước vào thảo luận bạn nên xác định rõ bạn cần phải đạt được điều gì. Chú trọng đến mục đích của cuộc thảo luận chứ không phải làm thế nào để nó diễn ra theo đúng ý của bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *