Lỡ lời nơi công sở nên xử lý thế nào?

Trước khi bạn thốt nên câu đó hãy nhìn xung quanh, đồng nghiệp cũng đang cố gắng làm việc thì câu nói đó của bạn khiến họ bực mình. Nhất là khi sếp cũng đang giải quyết công

Hãy “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để không lâm vào cảnh lỡ lời đáng tiếc bạn nhé, bởi một lời đã nói ra không thể rút lại.

“Sếp không nói đó là việc của tôi”:

Cấp trên sẽ đánh giá ngay bạn là người “Chỉ đâu làm đấy”, thụ động và không có ý thức tự giác trong công việc.

Những nhân viên luôn chờ chỉ thị và hướng dẫn của cấp trên thường khó có thể làm được những công việc lớn và quan trọng. Sự nhanh nhạy, hiểu ý sẽ giúp bạn trở thành cánh tay đắc lực của sếp.

“Tôi đang vội, việc đó để sau đi”:

Đồng nghiệp hay sếp chắc chắn sẽ không hài lòng khi nghe câu nói đó. Bạn sẽ bị đánh giá là kém năng lực. Đó cũng không phải là hình ảnh của một nhân viên năng động, biết sắp xếp công việc.

Có rất nhiều cách để từ chối, bạn đừng nên quá thẳng thừng và không chút thiện cảm nào khi giao tiếp như vậy. Nếu muốn từ chối một việc không thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình, bạn nên nhẹ nhàng từ tốn giải thích thật rõ ràng, cụ thể và hợp lý.

“Đừng to tiếng trước mặt tôi”:

Khi đang tranh luận gay gắt vấn đề nào đó trước mặt đồng nghiệp, bạn không nên nói như vậy. Lời nói này cũng giống như bạn cho thêm dầu vào lửa mà thôi.

Sau đó, bạn sẽ mất một người đồng nghiệp tốt, hoặc cấp trên khiển trách, thậm chí những đồng nghiệp khác sẽ lảng tránh bạn. Hãy có thái độ lịch sự, kiềm chế cơn tức của mình và nhìn vấn đề từ nhiều phía, bạn sẽ được nể trọng.

“Xin lỗi, không phải việc của tôi”:

Có thể trong công việc tính rạch ròi luôn được bạn đề cao, nhưng sự rạch ròi này đồng nghĩa với tính cá nhân, không có tính tập thể và hợp tác. Mọi người cho rằng bạn quá tính toán, chỉ lo cho cái tôi của mình, không biết sẻ chia khó khăn cùng tập thể. Sau này, bạn rất khó tìm được sự chia sẻ, giúp đỡ nào từ đồng nghiệp.

“Tôi rất quý sếp”:

Dù bạn có thực sự quý cấp trên, bạn cũng đừng nên nói câu này trước mặt mọi người. Đặc biệt khi sếp và bạn khác giới, điều này sẽ gây hiểu lầm. Dù muốn hay không, sếp sẽ phải giữ khoảng cách với bạn. Đồng nghiệp lại cho rằng, bạn chỉ giỏi nịnh, hay hiểu nó theo cách của họ, lúc đó rắc rối mới bắt đầu.

“Nếu sếp không xem xét thăng chức, lương thì tôi sẽ nghỉ việc”:

Nếu thật sự năng lực của mình có và nghĩ rằng mình rất xứng đáng nhận được điều đó, bạn hãy trình bày với cấp trên. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng để gây áp lực với cấp trên, nó sẽ phản tác dụng vì không phải bất cứ vị sếp nào cũng thích điều này cả.

“Ôi! Mệt và chán quá, không làm nữa. Tôi về đây”:

Trước khi bạn thốt nên câu đó hãy nhìn xung quanh, đồng nghiệp cũng đang cố gắng làm việc thì câu nói đó của bạn khiến họ bực mình. Nhất là khi sếp cũng đang giải quyết công việc còn dở dang, câu nói này của bạn sẽ khiến sếp đánh giá bạn không tôn trọng người xung quanh.

Nếu cảm thấy mệt mỏi hay vì công việc gia đình quan trọng, bạn có thể trình bày với sếp chứ đừng bỏ về giữa chừng. Hãy cố gắng kết thúc một phần công việc rồi mới nhờ hay chuyển cho người khác.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *